Phát huy tiếng Việt Truyền Thống
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống

Đón nhận tất cả mọi nhắc nhở, cùng nhau giữ gìn, chấn hưng tiếng Việt. Nhắc nhở nhau về cách sử dụng chữ sai lệch, tối nghĩa, nghèo nàn, lai căng tùy tiện
 
HomeHome  Latest imagesLatest images  SearchSearch  RegisterRegister  Log in  

 

 DẤU PHẨY, TỪ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI

Go down 
AuthorMessage
Admin
Admin



Posts : 178
Join date : 2019-02-13

DẤU PHẨY, TỪ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI Empty
PostSubject: DẤU PHẨY, TỪ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI   DẤU PHẨY, TỪ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI EmptyFri Feb 15, 2019 9:22 am

DẤU PHẨY, TỪ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI Daupha10

Lê Quốc Lộc sưu tầm

“Thư ký tòa, trang điểm có vẻ quá đà hay sao mà giống y một mặt xanh mỏ đỏ; mắt cô ta láo liên, liếc liếc liên tục vào cái màn hình điện thoại để kín đáo bên mấy tờ giấy trắng, tay lơ đãng đánh máy cho ra cái Quyết định ly hôn:

“Ở với vợ lớn không được ở với vợ nhỏ”.

Ông chồng hí hửng lắm; về đến nhà hào hùng đưa bản án cho bà vợ lớn khi đã chế thêm vào cái dấu phẩy:
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ!

Ngoài xa kia, một giáo viên tiếng Anh đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau:
“Woman without her man is nothing”.
Thế là bọn con trai ngắt thành: “Woman, without her man, is nothing” (Đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả).
Lũ con gái lại ngắt câu như sau: “Woman: without her, man is nothing” (Phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).

Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng:
“Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?”
Anh chồng lập tức trả lời, “No, price too high” (không, giá quá cao).
Nhưng nhân viên điện tín thiếu chú ý, bỏ qua dấu phẩy và thành: “No price too high” (không giá nào là quá cao).
Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ chơi luôn chiếc xuyến.
Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm anh chồng choáng váng. Anh chồng đưa vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra toà và thắng kiện. Từ đó, các hãng điện tín đòi hỏi nhân viên phải đánh vần dấu câu trong bức điện chứ không dùng ký hiệu nữa. Nghĩa là phải viết “No comma price too high” (không phẩy giá cao quá).

Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là câu “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy, ra là “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống).
Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót chết người này, đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được.
Vậy là đôi khi, dấu phẩy có giá đến nửa triệu đô chứ ít đâu!

Ở Pháp, nhiều khi được yêu, được sống cũng nhờ vào cái dấu phẩy.
Có ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành Virgule - tiếng Pháp có nghĩa là dấu phẩy.
Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu phẩy, anh không thành nhà thơ nên vào làm ở bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô hàng xóm Sophie. Cô gái này lại đang yêu 1 chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu thư gửi đi mà cô không nhận được hồi đáp. Để rồi một hôm cô quyết định ra bưu điện gửi 1 bức điện tín - không viết thư nữa - cho chàng trai nọ.
- Tôi muốn gửi một bức điện tín - cô buồn rầu nói, mắt không nhìn Virgule.
- Cô vui lòng đọc nội dung - Virgule cầm bút, run run, cảm động lắp bắp nói.
- “Je t’aime, virgule, Je t’adore, virgule, Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi, point” (Em yêu anh, phẩy, em thương anh, phẩy, em muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em, chấm)

Anh chàng Virgule không cho virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình:
- Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…
Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo:
- Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…”
Mắt anh bưu điện sáng lên. Sophie chợt nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Và thế là họ đến với nhau.

Còn tại nước Nga, “sai dấu phẩy, nhẩy cả ngàn dặm” là giai thoại về Hoàng đế Alexandre Đệ Tam.
Quyết định từ chối ân xá cho một phạm nhân, ông đọc (dịch qua tiếng Anh): “Pardon impossible, to be sent to Siberia” (Không thể ân xá, đày đi Siberia). Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch Christian IX) là một người vô tâm, nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành “Pardon, impossible to be sent to Siberia” (Ân xá, không thể đày đi Siberia). Thế là người tù này thoát tội.”

Đấy, hóa ra dấu phẩy quan trọng thế đấy! Đặt sai dấu phẩy, nhiều khi xảy ra khối chuyện dở cười dở khóc chứ không à!
Còn cái chuyện chính tả ở xứ mình, nhan nhản ngay ở những cơ quan, con người có học đầy mình thì hẳn nhiên là nó kín kẽ và nhân văn, làm sao gây ra đại họa nào!

Bài đã được nhiều chia sẻ và sửa đổi.
Back to top Go down
https://tiengvietruyenthong.forumotion.com
 
DẤU PHẨY, TỪ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» “Người Việt” Giết Tiếng Việt!
» Tự điển Việt Việt, Hội Khai Trí Tiến Đức
» Những đề nghị cải cách tiếng Việt. Cần giữ sự trong sáng của tiếng Việt
» Ca dao tục ngữ Việt Nam
» Phim Việt Nam giá trị

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống :: Diễn Đàn :: Tài Liệu-
Jump to: