Phát huy tiếng Việt Truyền Thống
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống

Đón nhận tất cả mọi nhắc nhở, cùng nhau giữ gìn, chấn hưng tiếng Việt. Nhắc nhở nhau về cách sử dụng chữ sai lệch, tối nghĩa, nghèo nàn, lai căng tùy tiện
 
HomeHome  Latest imagesLatest images  SearchSearch  RegisterRegister  Log in  

 

 Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt

Go down 
AuthorMessage
Admin
Admin



Posts : 178
Join date : 2019-02-13

Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt Empty
PostSubject: Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt   Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt EmptyFri Feb 15, 2019 4:18 pm

TIẾNG VIỆT THỜI THỔ TẢ

FB Huyền Đao Khách

Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt 110
Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt 210
Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt 310


Viết tiếp để ủng hộ một phong trào đang được ấp ủ bởi nhiều người, với kỳ vọng phục hồi sự trong sáng và cái đẹp của tiếng Việt - và cũng để khẳng định cho cái sự "Càng già thì càng khó chịu" của bản thân. Mình xin đưa thêm một vài thí dụ qua các hình chụp từ trang FB của một trường mầm non - nơi mà các trẻ em bắt đầu học ê a những từ ngữ đầu tiên trong đời. Nguy cơ tụt hậu và méo mó tiếng Việt đến từ ngay trong các lớp học của con em chúng ta.

* Hình 1 và 2: Thiếu hiểu biết về nội dung.
Kỳ nghỉ 3 tháng hè đã đi vào văn chương và âm nhạc với khoảng thời gian là 3 tháng. Ngoài kỳ nghỉ kéo dài 3 tháng này ra, đối với các kỳ nghỉ ngắn hạn khác, không ai dùng cụm từ nghỉ hè cả. Nghỉ Tết Âm lịch và Dương lịch cũng chỉ vài ngày, nhiều nhất là một tuần. Tóm lại, nghỉ hè chỉ được dùng cho kỳ nghỉ giữa 2 niên học, thường là cuối tháng 5 kéo dài đến đầu tháng 9. Các thầy cô của trường mầm non này cần được đi học lại để hiểu rõ hơn được định nghĩa của cụm từ nghỉ hè. Ba ngày hay một tuần không thể gọi là nghỉ hè cho được.
Còn nữa. Nhà trường tổ chức cho các thấy cô đi nghỉ mát và các em học sinh được nghỉ ở nhà. Dù cho cha mẹ của các em không thể nghỉ làm để ở nhà trông nom các em, họ vẫn phải thu xếp bằng một cách nào đó. Họ hoàn toàn thụ động trong việc này. Làm sao họ có thể "tạo điều kiện" cho các em khỏi đến trường được? Nếu muốn họ "tạo điều kiện" thì phải là tạo điều kiện cho các thấy cô được đi nghỉ mát chứ sao có chuyện ngược lại?

* Hình 3: Bắt chước như một cái máy theo cách nói chuyện của lãnh đạo và báo chí - một hiệu ứng của việc bị tẩy não.
Trong bức thư gửi đến phụ huynh của học sinh. Nhà trường thông báo về việc tổ chức một buổi tiệc Buffet (chứ không phải là BUFFE như trong hình). Sau khi trình bày lý do của việc tổ chức buổi tiệc, là nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn (thay vì phải là "phẩm chất dinh dưỡng của những bữa ăn") giúp cho các cháu học được kỹ năng tự phục vụ, văn minh, lịch sự bla bla bla ... Nhà trường bèn "nắm lấy cơ hội"! Ô hay? Cơ hội ở đâu ra mà nắm lấy? Nhà trường đã chủ động tổ chức buổi tiệc này chứ đâu phải là bữa tiệc tự dưng từ trên trời rơi xuống, hay là từ một nhà hảo tâm nào hiến tặng cho các cháu nhân một dịp gì đó đâu? Sao lại coi nó là một cơ hội cho được? Hóa ra là ngay cả giới thầy-cô cũng chả hiểu được họ đang nói cái gì. Chỉ biết lặp lại như một đàn vẹt theo những từ nghe được trên TV và báo chí. Trách sao có cả một thế hệ đang hàng ngày chơi trò hiếp dâm tiếng mẹ đẻ, ngay trên quê hương của mình. Tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Họa mất nước đến ngay từ ý thức và tình yêu đối với ngôn ngữ của dân tộc.

* Hình 4: Lỗi chính tả cơ bản hay nói ngọng của vùng miền?
Mình biết là mình khó chịu vì tuổi già, nhưng làm ơn cho mình biết ở đâu trên cái xứ sở này mà có thứ bánh "trưng" như cách viết của "nhà trường" trong hình dẫn chứng? Bánh của bà Trưng hay bánh chỉ dùng để trưng bày?
Xin nhắc lại. Đây là ngôn ngữ của các thầy cô dạy học ở một ngôi trường chứ không phải là của bọn "trẻ trâu" trên mạng. Nếu cứ tiếp tục cái kiểu này, mình e là mình không thể nào sống tới năm 70 tuổi, vì hệ quả của sự khó chịu sẽ làm cho mình càng già nhanh hơn.

Thêm một chi tiết nữa về cách gọi mà quá nhiều người mắc phải, thậm chí là có một nhân vật hiện đang được tuyên xưng là một chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền và môi trường, một nhà hoạt động dân chủ, cũng dùng cách gọi sai bét này để chọn biệt danh cho riêng mình: Mẹ (của) A hay Ba (của) B.

Đây thường là một cách gọi thân thương mà cha mẹ hay dùng để nói chuyện với con của mình. Lấy ví dụ, một cặp vợ chồng tên Tuấn và Loan. Khi nói chuyện với con của mình thì người bố sẽ dùng từ Mẹ Loan, hoặc Bố Tuấn, chứ không có ai lại dùng tên của con mình để kèm theo danh xưng của bố mẹ lúc nói chuyện cả. Nếu tên của đứa trẻ là Tèo, khi muốn ám chỉ cha hay mẹ của Tèo thì người ta phải gọi đúng là Bố của Tèo hay Mẹ của Tèo. Gọi là Mẹ Tèo hoặc Bố Tèo là trật lất.

Mình không dám mạo phạm đến Mẹ Nấm nhé. Cô ấy thuộc hàng đức cao danh vọng nên không thể đem ra làm thí dụ cho status này đâu. Người hâm mộ của cô ấy, nếu đọc được thì cũng đừng ham cãi mà hãy suy nghĩ lại coi, vì sao tiếng Việt lại có thể trở thành tệ hại như hiện nay? Phải chăng chính chúng ta cũng đã góp phần gây nên cái thảm họa ấy?
Back to top Go down
https://tiengvietruyenthong.forumotion.com
 
Những bình luận, ý kiến riêng về sự thoái hóa của Tiếng Việt
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» Những đề nghị cải cách tiếng Việt. Cần giữ sự trong sáng của tiếng Việt
» Tìm hiểu tiếng Việt sử dụng sai lệch ra sao Đào Văn Bình
» “Người Việt” Giết Tiếng Việt!
»  HỌC TIẾNG VIỆT.
» TIẾNG VIỆT MÌNH NGỘ QUÁ ?!

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống :: Diễn Đàn :: Tài Liệu-
Jump to: