Phát huy tiếng Việt Truyền Thống
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống

Đón nhận tất cả mọi nhắc nhở, cùng nhau giữ gìn, chấn hưng tiếng Việt. Nhắc nhở nhau về cách sử dụng chữ sai lệch, tối nghĩa, nghèo nàn, lai căng tùy tiện
 
HomeHome  Latest imagesLatest images  SearchSearch  RegisterRegister  Log in  

 

 Tiếng địa phương Nam Kỳ

Go down 
AuthorMessage
Admin
Admin



Posts : 178
Join date : 2019-02-13

Tiếng địa phương Nam Kỳ Empty
PostSubject: Tiếng địa phương Nam Kỳ   Tiếng địa phương Nam Kỳ EmptyFri Feb 15, 2019 10:21 am

Vui dễ sợ với tiếng địa phương của người dân Nam Kỳ
Đang ăn bún riêu, nghe hai bà kia kể chuyện, một bà thành thực kể : ”Chồng tui đổi tánh, đêm nào nữa đêm cũng khều tui ... đòi, mất ngủ một tuần nay mắt dật dờ”. Bà kia cười hức hức nói : ”Sướng thấy ông bà ông vãi mà làm bộ làm tịch”.
Khều là một chữ địa phương đặc trưng của Nam Kỳ ta, nhìn chung nó có nhiều nghĩa lắm, có thể kể :
- Chỉ hành động rón rén, nhẹ nhàng dùng ngón tay hoặc cái cây cố gắng di chuyển cái vật gì đó về phía mình. Thí dụ ăn trộm khều ... cà rá.

“Tay cầm rựa quéo khều măng
Em xa anh chưa kịp nói năng đôi lời”

-Trong những mối liên quan vợ chồng, bạn bè, thì nó thiên về tình cảm, tình dục, khều là dùng tay quẹt một cái hoặc nhiều cái lên người đối phương ngầm biểu lộ ý muốn gì đó, rủ rê làm ... chuyện gì đó

“Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.”

Thí dụ đang học chàng khều nàng rồi bỏ đi, nàng hiểu ý bỏ ra khỏi lớp chui vô chỗ riêng tư với chàng.
Đi du lịch, cắm trại ngủ chung, nữa đêm thấy ai khều vô tay là phải ...hiểu cái gì ha.
Còn lên giường mà “Khều khều móc móc” là xong rồi,gạo nấu thành cơm

Khều nhẹ là một cách góp ý tế nhị của người Nam Kỳ. Thí dụ nói “Mày khều nhẹ con A dùm tao đăng nó ... trả tiền cho tao coi”
Hán Việt có chữ 挑 khiêu nghĩa là khều, chọc, dẫn dụ.
Bắc Kỳ đọc khiêu thành “khêu”.

“Đốt đèn thì phải khêu tim
Làm thân con gái mua kim để đời
Ngửa tay để tấm vàng mười
Quần bô áo vải ai cười mặc ai”

Nam Kỳ đọc thành “khều”.

Bây giờ nói tới chữ ”quở” của dân Nam Kỳ.
Quở là lời nói nghiêm khắc của những người ở vai vế trên như ông bà cha mẹ, mấy ông có chức cao trong ban hội tề, mấy ông già bà cả trong làng với người ở vai vế dưới.
“Hai, mầy làm cái gì kỳ cục vậy Hai? Nửa đêm thanh vắng mà mầy còn hát xướng, không sợ hai bên hàng xóm người ta quở hay sao ?”

Trong tâm linh cũng có chữ “quở”, ai mà bịnh hoạn thì người xưa hay nói do thần, người khuất mặt khuất mày quở, phải cúng chuộc lỗi.
Con nít trong xóm, có lệ không được khen bé mập, đẹp vì như vậy bị gọi là quở.
Qưở đi chung với ”quở trách” và “quở mắng”.
Cả làng bị chửi là cả làng bị quan trên quở trách.

Chữ quở của dân Nam Kỳ vô Kinh Thánh trong lời Chúa dạy luôn.
“Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở-trách sửa-phạt; vậy hãy có lòng sốt-sắng, và ăn-năn đi”(Khải huyền 3:19)

Nói chữ rù quến
“Con Út tui chua ngoa: Cứt có thúi mới rù quến được chó. Chuột chết sình mới nhử được kên kên, quà quạ, diều hâu”.
Rù quến là dạng quyến rũ kiểu hồ ly tinh, phải cho người đó hồn xiêu phách lạc, nghe lời mình,cái này dính tới nhan sắc và tình dục.
Người Nam Kỳ mà phán cô nào ‘rù quến’ thì thường cô đó không có tốt về đạo đức, dạng lẳng lơ bướm ong.

Mời đọc đoạn văn sau:
(...)” Thấy cô gái có thái độ coi thường mình, nổi máu nóng lên bà Chiêu xực cô Huyền ngay:
- Cô kia, tui nói cho cô biết nha, buôn bán không lo buôn bán, rù quến mấy ông ham của lạ này cô không xấu hổ hả?
Cô Huyền sẳn có hơi men nên máu nóng còn dữ không kém máu hoạn thư đang sục sôi trong lòng bà Chiêu, Huyền nhà ta đớp lại bà Chiêu liền :
- Bà Chị ơi ! Tui buôn bán đàng hoàng lấy gì xấu hổ, mà xấu hổ đồng nghĩa với xấu cọp phải không bà?
Nghe cô gái trả treo với mình, bà Chiêu định cự nự tiếp thì Chín Cà đứng lên kéo tay bà Chiêu với bà Tám Cô đơn cùng ngồi xuống, rồi Chín Cà mới chậm rãi nói:
- Dạ thưa chị Chiêu và chị Tám đây, mấy chị đừng có hiểu lầm, cô Huyền đây là người đàng hoàng không phải dân ba đá gì đâu, chẳng qua cô ta quý hai anh em tụi tui nên ngồi đối ẩm cho dui chớ nào phải rù quến gì hai đứa tui đâu”.

Nam Kỳ mình là xứ của chữ Quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử, văn chương, nhựt trình Nam Kỳ phát triển rực rỡ một thời.
Tuy nhiên do thời cuộc, cuộc di cư 1954 và sau 1975 đã mang nhiều hơi hám Bắc Kỳ vô Nam và từ đó văn chương kiểu Bắc lấn át văn miền Nam.

Tới ngày nay thì 90% văn chương dùng tiếng địa phương của người Bắc, nhiều người Nam Kỳ viết văn lại học theo kiểu viết này.

“Cuối trời trong tháng năm liêu tịch
Khao khát chân mây ửng nắng hồng
Canh trắng, chong đèn soi quá khứ
Viết đời biển lặng tiếp sông trong”

--Nguyễn Gia Việt

Dọn cỏ vườn Việt sưu tầm
Donna sửa những chữ xài chưa đúng

Quốc ngữ có vốn ngữ vựng chung cho cả nước. Tiếng địa phương phần lớn là văn nói hoặc chỉ là đặc trưng riêng của một số tác giả. Chúng ta cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt do cha ông ta đã khổ công gầy dựng. Chữ quốc ngữ có những chữ chung cho tất cả mọi người. Người viết nên để ý cách sử dụng và chọn lọc chữ cho đúng hoàn cảnh và ý nghĩa của nội dung là được.
Back to top Go down
https://tiengvietruyenthong.forumotion.com
 
Tiếng địa phương Nam Kỳ
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» Sự khác biệt của tiếng địa phương Nam Bắc
» Những đề nghị cải cách tiếng Việt. Cần giữ sự trong sáng của tiếng Việt
» Phương pháp rèn luyện giọng hát
» TIẾNG VIỆT MÌNH NGỘ QUÁ ?!
» Tẩy chay Tiếng Việt của CS

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Phát huy tiếng Việt Truyền Thống :: Diễn Đàn :: Tài Liệu-
Jump to: